Báo chí xuất bản

Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư

05/08/2016 00:00 794 lượt xem

Sáng ngày 05/8/2016, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”.

 Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Dự Hội nghị còn có các đồng chí: Võ Văn Phuông, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phạm Văn Linh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Đỗ Quý Doãn, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam; Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công an; các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương… đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các Sở Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo các cơ quan chủ quản nhà xuất bản; giám đốc – tổng biên tập các nhà xuất bản; lãnh đạo các công ty in và phát hành sách; lãnh đạo một số thư viện tỉnh, thành phố.

          Dự Hội nghị về phía lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh có đồng chí Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy.

 

Phó Bí thư Thành ủy TP. Hồ chí Minh Võ Thị Dung, phát biểu tham luận tại Hội nghị

Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư “Về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản”, được Ban Bí thư Ban hành ngày 25/8/2014; sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 42, ngành xuất bản đã phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, ổn định hệ thống tổ chức, có bước phát triển mới về năng lực hoạt động, thích ứng tốt hơn với cơ chế thị trường, bước đầu đáp ứng nhu cầu đọc của các tầng lớp nhân dân, tiếp tục khẳng định vị thế là một lĩnh vực tư tưởng - văn hóa quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là bộ phận của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

          Theo số liệu báo cáo năm 2015 cả nước có 61 nhà xuất bản, trong đó các ngành, lĩnh vực quan trọng đều có nhà xuất bản. Hiện nay, tổng số lao động tại các nhà xuất bản khoảng 6500 người (tăng xấp xỉ 2 lần so với năm 2004), trong đó có 1193 biên tập viên (tăng 1,25 lần so với năm 2004). Trình độ học vẫn của lãnh đạo, biên tập viên có nhiều chuyển biến tích cự; xuất hiện một số nhà xuất bản có lực lượng trình độ cao, đặc biệt là khối nhà xuất bản thuộc trường Đại học. Năm 2015, toàn ngành đã xuất bản 29.000 đầu sách, trên 369 triệu bản, đạt 4,1 bản sách/đầu người/năm (tăng 1,4 lần so với năm 2004). Cũng trong năm 2015, tổng vốn huy động phục vụ sản xuất của các nhà xuất bản là: 1.915,718 tỷ đồng ( tăng 3,86 lầ so với năm 2004); nộp ngân sách: 67,744 tỷ đồng; lợi nhuận (sau thuế) của các nhà xuất bản đạt khoảng 100 tỷ đồng ( tăng 2,2 lần so với năm 2004).

          Đối với lĩnh vực in và phát hành có bước phát triển nhanh về quy mô, số lượng. Tốc độ tăng trưởng của ngành in bình quân từ 8 -10% năm. Năm 2015, tổng sản lượng in toàn ngành là hơn 1000 tỉ trang in, doanh thu đạt khoảng 50.000 tỷ đồng. Lĩnh vực phát hành trung bình mỗi năm, lực lượng phát hành sách đã phát hành xấp xỉ 300 triệu bản sách, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước.

          Bên canh những kết quả đã đạt được thì sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, hoạt động xuất còn có các hạn chế là chưa khắc phục được mâu thuẫn giữa thực hiện nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh dẫn đến sự phát triển thiếu vững chắc, chưa có bước tiến mang tính đột phá; khuynh hướng thương mại hóa, chạy theo lợi ích kinh tế thuần túy tác động đến hoạt động xuất bản. Những hạn chế này nó được thể hiện ở cả ba khâu: xuất bản, in và phát hành.

Lĩnh vực xuất bản cho đến năm 2015, số bản sách trên đầu người mới đạt xấp xỉ 4,1 bản/người/năm (ở các nước phát triển, tỉ lệ thường là 15 bản sách/đầu người/năm, không đạt được mục tiêu 6 bản/người/ vào năm 2010 theo Chỉ thị số 42-CT/TW.

Đối với lĩnh vực in có sự phát triển nhanh nhưng thiếu bền vững, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp; có sự chênh lệch lớn về công nghệ và năng lực quản trị giữa các cơ sở in, một số lượng lớn cơ sở in nhỏ, công nghệ lạc hậu; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển, năng suất lao động thấp.

Hoạt động phát hành mạng lưới phát hành sách phát triển mất cân đối nghiêm trọng. Trên 90% tổng lượng hàng hóa sách trên thị trường cả nước tập trung ở các thành phố, đô thị lớn; hệ thống phát hành sách quốc doanh sau quá trình cổ phần hóa, gặp nhiều khó khăn, mất vai trò chủ đạo trên thị trường; lực lượng phát hành sách tư nhân phát triển nhanh nhưng tiềm ẩn nhiều hạn chế, khó kiểm soát.

Sau 10 thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW, bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế thì tựu trung lại hoạt động xuất bản đã có những chuyển biến tích cực, cơ sở vật chất, năng lực hoạt động được tăng cường, hoạt động xuất bản từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, xuất hiện nhiều mô hình tốt, chất lượng xuất bản phẩm được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa đọc của các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền tư tưởng, văn hóa của Đảng. Đồng thời xây dựng được một nền xuất bản hiện đại, độc lập, tự chủ, phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cũng tại Hội nghị các đại biểu được nghe đồng chí Phạm Văn Linh, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, trình bày tóm tắt dự thảo báo cáo tổng kết Chỉ thị 42-CT/TW. Đồng chí Hoàng Vĩnh Bảo, Thứ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trình bày báo cáo công tác quản lý nhà nước sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW. Sau đó đoàn chủ tọa Hội nghị mời các đại biều trình bày tham luận của cơ quan, đơn vị mình sau 10 năm thực hiện Chỉ thị./.

Tin, ảnh: Vũ Chung


Tin khác